Tượng của Hemon Hemon

Mảnh phù điêu vỡ dùng để tạo hình cái mũi của Hemiunu

Vào năm 1912, tại căn phòng serdab (nơi đặt tượng linh hồn Ka của người đã mất), nhà khảo cổ Hermann Junker đã tìm được bức tượng đá vôi nổi tiếng của Hemon, hiện được lưu giữ tại Viện bảo tàng Roemer & Pelizaeus, Đức[3][6].

Những tên trộm mộ đã đục một lỗ trên tường phòng serdab, đủ cho một người thấp bé hay một đứa trẻ chui lọt. Tên trộm này đã chặt phần đầu tượng, đập nát phần mắt và mũi để lấy những viên đá quý khảm trên đôi mắt. Cánh tay phải của bức tượng cũng đã bị gãy, và vàng dát trên tượng cũng đã bị lấy đi. Những phần gãy vỡ và bức tượng đã được đem về bảo tàng để phục hồi. Riêng phần mũi được phục hồi dựa vào khuôn mặt của Hemon trên một mảnh phù điêu vỡ[5][6].

Cùng với tượng bán thân của hoàng tử Ankhhaf, bức tượng của Hemon được xem là một trong những tác phẩm điêu khắc chân thực nhất (không theo hình thức cách điệu), hiếm thấy trong nghệ thuật Ai Cập cổ đại. Hemon được mô tả là một người đàn ông khá béo, trái ngược với vẻ cường tráng thường thấy ở các tượng nam giới.